Thứ Năm, 1 tháng 8, 2013

Các kiểu malware

Khi thực hiện phân tích malware, bạn có thể đẩy nhanh tốc độ phân tích của mình thông qua việc phỏng đoán malware đang cố gắng làm gì và sau đó xác minh được những giả thiết của mình. Dĩ nhiên, bạn sẽ có thể có được những suy đoán tốt hơn nếu bạn biết được những thứ mà malware thường làm. Sau đây là một vài dạng malware chúng ta thường gặp:

  • Backdoor. Malicious code cài đặt chính nó lên một máy tính để cho phép attacker truy nhập. Backdoors thường để cho attacker kết nối đến máy tính với rất ít hoặc là không cần phải xác thực và thực thi command trên local system. 
  • Botnet. tương tự như backdoor, nó cho phép attacker thâm nhập vào hệ thống, nhưng tất cả các máy bị lây nhiễm với cùng một botnet sẽ nhận các lệnh giống nhau từ một command-and-control server. 
  • Downloader. Malicious code tồn tại chỉ để download malicious code khác. Downloaders thường được cài đặt bởi attackers khi họ thâm nhập vào hệ thống lần đầu tiên. Downloader program sẽ download và cài đặt thêm malicious code. 
  • Information-stealing malware. Malware thường thu thập thông tin từ máy victim và gửi nó về cho attacker. Ví dụ như là sniffers, password hash grabbers, và keyloggers. Kiểu malware này thường được sử dụng để ăn trộm các thông tin riêng tư quan trọng như là tài khoản ngân hàng và địa chỉ email.
  • Launcher. Malicious program được sử dụng để launch malicious programs khác. Thường thường, launchers sử dụng các kĩ thuật không chính thống để launch malicious programs khác để truy nhập vào hệ thống một cách âm thầm lặng lẽ. 
  • Rootkit. Malicious code được thiết kế để che dấu sự tồn tại của code khác. Rootkits thường đi cặp với malware khác, ví dụ như backdoor, để cho phép truy nhập từ xa và code cũng khó bị phát hiện trên máy victim. 
  • Scareware. Malware được thiết kế để dọa user bị lây nhiễm để họ mua một thứ gì đó. Nó thường có một giao diện người dùng trông giống như một chương trình antivirus hoặc chương trình bao mật nào đó. Nó nhắc nhở users rằng có malicious code trên hệ thống của họ và các duy nhất để khắc phục sự cố đó là mua sản phầm phần mềm mà chúng sản xuất, khi thỏa thuận mua bán đã xong, atttacker chỉ cần remove scareware chứ không làm gì cả và chúng ta mất tiền oan.
  • Spam-sending malware. Malware này lây nhiễm lên máy users và sử dụng máy này để gửi spam. Kiểu malware này cũng được chuộng bởi vì nó cho phép malware author bán đi các dịch vụ gửi spam kiếm lời. 
  • Worm or virus. Malicious code có thể nhân bản chính nó và lây nhiễm rộng ra các máy tính khác. 
Malware có thể sử dụng nhiều tính năng chứ không chỉ giới hạn trong một dạng. Cho ví dụ, một chương trình có thể một keylogger để lấy passwords và một thành phần là worm để gửi spam. 

Malware có thể được phân loại dựa trên đối tượng của attacker đó là đại trà hay là một mục tiêu. Mass malware, ví dụ như scareware, được thiết kế để lây nhiễm càng nhiều máy càng tốt. Trong 2 đối tượng, nó là phổ biến, và nó thường không phức tạp cho lắm và có thể dễ dàng phát hiện và vô hiệu hóa bởi vì nó là mục tiêu của các phần mềm bảo mật.

Targeted malware, giống như backdoor, phù hợp để tấn công một tổ chức. Targeted malware thường là mối đe dọa lớn hơn mass malware, bởi vì nó không được lan đi rộng và các sản phầm bảo mật có thể sẽ không bảo vệ được bạn khỏi nó. Nếu có một phân tích chi tiết đối với targeted malware, gần như là không thể bảo vệ mạng của bạn khỏi malware và loại bỏ infections. 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét